Tin tức tài chính

Nhiều nhà băng nhỏ khó tăng vốn

Khó phát hành cổ phiếu tăng vốn, nhiều nhà băng buộc phải chọn giải pháp M&A để có thể nâng cao năng lực tài chính.
Thị trường chứng khoán chưa hết khó khăn và cổ phiếu ngân hàng không nằm ngoài bối cảnh chung đó, nhất là trong giai đoạn tái cơ cấu ngành hiện nay. Nhiều ngân hàng lớn vẫn nỗ lực tăng năng lực tài chính, nhưng lượng vốn chủ có thêm năm nay khiêm tốn hơn mọi năm, trong khi một số ngân hàng nhỏ tiếp tục hủy, hoãn kế hoạch tăng vốn.
Vốn điều lệ của các nhà băng lớn tiếp tục tăng trong 3 quý đầu năm nay thông qua phương án phát hành cho cổ đông hiện hữu và cổ đông nước ngoài. Chẳng hạn, Sacombank vừa hoàn tất việc tăng vốn điều lệ giai đoạn 1 năm 2013, với mức tăng 17%, từ 10.740 tỷ đồng lên 12.425,5 tỷ đồng bằng việc phát hành cổ phiếu chi trả cổ tức năm 2011 và phát hành cổ phiếu thưởng cho cán bộ cốt cán.
ngan-hang.jpg
Nhiều nhà băng nhỏ không thể tăng được vốn. Ảnh: ĐTCK
Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank, ông Phạm Hữu Phú, cho biết, Ngân hàng đang xúc tiến lựa chọn đối tác nước ngoài phù hợp để thực hiện tăng vốn giai đoạn 2, dự kiến hoàn tất trong quý IV.
Kế hoạch đến cuối năm, Eximbank sẽ tăng thêm 756 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ lên trên 13.111 tỷ đồng, tỷ lệ phát hành cho cổ đông hiện hữu là 6,12%.
VietinBank cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 32.661 tỷ đồng lên 37.234 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu của các cổ đông sau khi Ngân hàng hoàn thành việc tăng vốn vào cuối năm 2013 dự kiến sẽ là: cổ đông nhà nước nắm 64,46%, cổ đông chiến lược nước ngoài là Tập đoàn Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ (BTMU) nắm 19,73%, cổ đông khác nắm 15,81%.
Nhìn chung, kế hoạch tăng vốn của các nhà băng lớn trong năm nay có phần khiêm tốn hơn so với những năm trước. Đồng thời, vốn điều lệ tăng thêm chủ yếu được chuyển đổi từ nguồn vốn chủ sở hữu như lợi nhuận chưa phân phối, thặng dư vốn thông qua hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu hay thưởng cổ phiếu.
Lãnh đạo Sacombank cho rằng, việc tăng vốn là cần thiết để ngân hàng nâng cao năng lực tài chính và sức cạnh tranh. Tuy nhiên, trước bối cảnh tín dụng khó khăn như hiện nay thì việc sử dụng nguồn vốn tăng thêm cũng tạo áp lực không nhỏ cho các nhà băng.
Áp lực cổ tức sẽ là vấn đề gây đau đầu nhất đối với các nhà băng vốn lớn trong năm nay, khi lợi nhuận thu về trong 9 tháng qua có dấu hiệu sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều ngân hàng cho biết, trong bối cảnh thị trường khó khăn, các cổ đông cũng phải chia sẻ. Phó chủ tịch Hội đồng quản trị một ngân hàng cho rằng, khi nợ xấu của ngành ngân hàng còn trong xu hướng tăng, dự phòng rủi ro tín dụng cao thì lợi nhuận ngân hàng khó có thể tốt.
Trong khi các nhà băng lớn hoàn thành tốt kế hoạch nâng vốn thì nhiều nhà băng nhỏ vẫn chưa thể triển khai. VietA Bank, NamA Bank, OCB, SouthernBank… đều đưa ra kế hoạch tăng vốn và được ĐHĐCĐ thông qua trong các kỳ họp thường niên đầu năm, dự kiến triển khai trong quý III hoặc quý IV, song đến thời điểm này, các nhà băng trên vẫn chưa có động tĩnh gì liên quan.
NamA Bank đã nhiều lần lỗi hẹn với cổ đông trong việc tăng vốn điều lệ từ mức 3.000 tỷ đồng lên 3.700- 4.000 tỷ đồng. Bà Nguyễn Thị Xuân Loan, Chủ tịch Hội đồng quản trị NamA Bank cho biết, sở dĩ ngân hàng chưa hoàn tất kế hoạch tăng vốn trong những năm qua là do thị trường có những khó khăn nhất định, chứng khoán đi xuống, giá cổ phiếu ngân hàng sụt giảm… Tuy nhiên, theo kiến nghị của các cổ đông nhỏ, lẻ, để có thể nâng cao được năng lực tài chính so với mức vốn điều lệ thấp hiện nay, Hội đồng quản trị NamA Bank nên tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài.
M&A cũng được xem là con đường duy nhất, theo các chuyên gia, để các ngân hàng nhỏ khác có thể nâng cao tiềm lực tài chính của mình và thực tế thị trường thời gian qua đã chứng minh điều đó.
Trước sức ép cạnh tranh, các nhà băng nhỏ đành chọn phương án sáp nhập, hợp nhất, bán lại để tồn tại và phát triển. DaiA Bank là một điển hình, sau khi cổ đông lớn (ACB, Tập đoàn Tín Nghĩa…) lần lượt thoái vốn, Ngân hàng đã chọn phương án sáp nhập với HDBank để phát triển tốt hơn, cho dù DaiA Bank không nằm trong diện tái cơ cấu theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước. Sau sáp nhập, HDBank đã đạt 8.100 tỷ đồng vốn điều lệ.
Gần đây nhất, PVFC và WesternBank cũng đã hợp nhất thành PVcomBank với vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, một số nhà băng lớn cũng tính đến M&A để tăng quy mô, trở thành các ngân hàng có tầm cỡ khu vực. Eximbank - Sacombank đã có lộ trình sáp nhập dự kiến trong 5 năm, với mức vốn điều lệ của Ngân hàng sau sáp nhập là 30.000 tỷ đồng.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank, ông Lê Hùng Dũng cho rằng, để có thể đạt tầm cỡ của một ngân hàng xứng tầm khu vực thì M&A là con đường ngắn nhất. Tuy nhiên, lộ trình này sẽ được Eximbank tính toán kỹ.
Nếu Chính phủ cho phép nới “room” cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào ngân hàng trong nước, chẳng hạn như 49% thay vì mức 30% hiện nay, thì đó sẽ là một cơ hội cho nhiều ngân hàng vừa muốn tăng năng lực tài chính, vừa muốn nâng cao năng lực quản trị.

 

3 nhận xét:

vaytien123 nói...

Công bố kết luận thanh tra Agribank, EVN
Thanh tra Chính phủ đang hoàn thiện kết luận 20 cuộc thanh tra, trong đó có liên quan đến EVN, Tập đoàn Cao su, Agribank và sẽ tổ chức họp báo vào ngày mai.
Giá điện phải 'cõng' cả xe sang, biệt thự
'EVN không đưa biệt thự vào giá điện'
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, trong quý III, cơ quan này đang hoàn thiện kết luận 20 cuộc thanh tra. Trong đó, nổi bật có thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Cao su Việt Nam VRG); Thanh tra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank); Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Thuốc Lá Thăng long; Công tác quản lý, sử dụng vốn tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc...
agribank-9769-1381737592.jpg

Thanh tra Chính phủ đang xây dựng kết luận thanh tra Agribank. Ảnh: Anh Quân

Trong quý, Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo xử lý sau thanh tra đối với 4 kết luận, phát hiện vi phạm về kinh tế 354,1 tỷ đồng, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý số tiền 351 tỷ đồng, chủ yếu do sử dụng vốn hỗ trợ sai mục đích, nhà thầu thi công nợ đọng vốn hỗ trợ, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ không đúng mục tiêu, mua sắm thiết bị y tế nằm ngoài danh mục hoặc vượt số lượng… Các tổ chức phải kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có vi phạm.

Thanh tra các bộ, ngành và địa phương cũng tiến hành 690 cuộc thanh tra hành chính, kết thúc thanh tra trực tiếp 369 cuộc. Tổng hợp kết quả từ các cuộc thanh tra đã phát hiện vi phạm với số tiền 125 tỷ đồng, 985,4 ha đất, kiến nghị thu hồi 56,2 tỷ đồng và 972 ha đất.

Sang quý IV, Thanh tra Chính phủ sẽ trình Thủ tướng phê duyệt định hướng Kế hoạch thanh tra năm 2014. Các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và hoàn thiện kế hoạch công tác thanh tra năm 2014, tập trung ban hành kết luận các cuộc thanh tra đã kết thúc.

Trước đó, kết luận Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý sử dụng vốn, tài sản tại EVN đã được tiết lộ. Theo đó, EVN bị đánh giá đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp vượt vốn điều lệ hơn 45.000 tỷ đồng, vi phạm quy định của Bộ Tài chính; đầu tư vào lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm gần 2.000 tỷ đồng. Không chỉ vậy, EVN còn hướng dẫn hạch toán chuyển nguồn vốn không đúng tại 11 dự án, làm tăng chi phí cho sản xuất điện trong năm 2011 tại các dự án này gần 225 tỷ đồng...

Ngày mai 15/10, Thanh tra Chính phủ sẽ tổ chức họp báo quý III, dự kiến các vấn đề liên quan đến các kết luận thanh tra sẽ được làm rõ hơn.

Phương Linh

Nặc danh nói...

Quy mô tín dụng đen ở Việt Nam khoảng 50 tỷ USD
Thứ ba, 15/10/2013, 15:41
Theo chuyên gia kinh tế, với tỷ lệ 30% tín dụng đen so với tín dụng chính thức, quy mô tín dụng đen ở Việt Nam rơi vào con số khoảng 50 tỷ USD, là một con số quá lớn.
» Thảm cảnh doanh nhân sa chân tín dụng đen» Người vay bị 'dụ' đảo nợ ngân hàng bằng tín dụng đen» Doanh nghiệp bám tín dụng đen: Vì ngân hàng không “mở cửa”» Chuyện dân văn phòng sập bẫy tín dụng đen
Tại Hội thảo “Cải cách thị trường tài chính trong chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế”, các chuyên gia kinh tế đã phân tích, mổ xẻ nhiều vấn đề của thị trường tài chính như nợ xấu, tình trạng sở hữu chéo, tín dụng đen…
Phần lớn nợ xấu của chính chủ ngân hàng
TS. Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGS) thừa nhận: “Thực trạng về thị phần của 4 ngân hàng thương mại lớn đã chiếm trên 50% toàn hệ thống ngân hàng khiến việc chọn giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trở nên khó khăn.
Điều này đặt ra thách thức không nhỏ đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc lựa chọn giải pháp để cấu trúc lại thị trường.
Tại Hội thảo “Cải cách thị trường tài chính trong chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế”, các chuyên gia kinh tế đã phân tích, mổ xẻ nhiều vấn đề của thị trường tài chính như nợ xấu, tình trạng sở hữu chéo, tín dụng đen…
Phần lớn nợ xấu của chính chủ ngân hàng
TS. Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGS) thừa nhận: “Thực trạng về thị phần của 4 ngân hàng thương mại lớn đã chiếm trên 50% toàn hệ thống ngân hàng khiến việc chọn giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trở nên khó khăn.
Điều này đặt ra thách thức không nhỏ đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc lựa chọn giải pháp để cấu trúc lại thị trường.
Nếu cho ra đời một ngân hàng thương mại quy mô lớn, tầm cỡ khu vực sẽ làm gia tăng tình trạng thị phần của một nhóm ngân hàng sẽ quá lớn, theo đó sẽ làm gia tăng rủi ro tiềm ẩn hệ thống”.
Ông Ngoạn cũng tỏ ra lo ngại với tình trạng sở hữu chéo.
Theo ông Ngoạn, đầu tư chéo với sự liên thông của cả 3 khu vực: ngân hàng, chứng khoán, doanh nghiệp đã làm méo mó và lệch lạc các dòng chảy tiền tệ trong nền kinh tế và không ít các dòng chảy đó nằm ngoài sự kiểm soát của các cơ quan quản lý.
“Mặt khác, các hạn chế về minh bạch thông tin và chuẩn mực kế toán vô hình chung đã tạo điều kiện để sở hữu chéo, đầu tư chéo phát huy các mặt tiêu cực của nó”, ông Ngoạn bình luận.
Về vấn đề này, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cũng cho rằng sở hữu chéo của Việt Nam có tính lũng đoạn.

Nặc danh nói...

“Phần lớn nợ xấu của các ngân hàng là nợ xấu của chính các chủ ngân hàng. Chỉ họ mới có đủ quyền lực biến thành nợ trung dài hạn nhưng chúng sẽ là nợ xấu trong tương lai”, ông Nghĩa nhận định.
Cũng tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng chương trình tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng vừa hiệu quả thấp, làm nửa chừng, không triệt để, dẫn tới còn rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức tín dụng thật ra đã chết rồi, nhưng xử lý nội bộ, không mang tính công khai và đây là nhược điểm lớn.
Không chỉ vậy, việc xử lý “đống” nợ xấu khổng lồ của nền kinh tế hiện nay chỉ bằng thông qua Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) là chưa triệt để và thiếu quyết đoán. Việc muốn xử lý nợ xấu mà không muốn trả giá nào là hơi vô lý.
30% là tín dụng đen
Hiện Việt Nam chưa có một thống kê chính thức về các khoản vay ở lĩnh vực này nhưng theo ước tính cho vay ngoài hệ thống hay còn gọi là “tín dụng đen” hiện đang bằng khoảng 30% tổng tín dụng thực do hệ thống ngân hàng cung cấp.
Đánh giá về hệ lụy của tín dụng đen, TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý chính sách kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng, phần huy động này có những tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội.
Tác động dễ thấy nhất là việc khiến các cơ quan điều hành không kiểm soát được nguồn cung tiền, cung tín dụng một cách đầy đủ.
“Nói như thế không có nghĩa là nó không có những ảnh hưởng nhất định, chẳng hạn như việc không kiểm soát được dòng tiền, cung tín dụng một cách đẩy đủ.
Đó là còn chưa kể nếu tín dụng đen bị vỡ, câu chuyện sẽ không dừng lại ở mức độ tổn thất về mặt kinh tế mà đó còn là vấn đề của lòng tin”, ông Thành lưu ý.
Ý kiến về vấn đề này, Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng, tỷ lệ hoạt động của tín dụng đen chiếm 30% thị trường chính thức là tương đối cao, nếu xét theo chuẩn quốc tế, chưa kể thị trường ngân hàng ngầm rất dễ gây bất ổn xã hội. Mặc dù, thị trường tín dụng đen thời nào cũng có, chứ không phải bây giờ mới xuất hiện.
“Thị trường ngân hàng ngầm rất dễ gây bất ổn xã hội. Khi niềm tin của người dân bị thách thức với thị trường chính thống thì họ sẽ chuyển sang thị trường đen và kích thích thị trường đen phát triển.
Vấn đề phải chấn chỉnh thị trường chính thống để tạo lập lại niềm tin cho người dân, chứ không thể giải quyết bằng biện pháp hành chính” – Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan, nhấn mạnh.
Cùng chung suy nghĩ và lo lắng về vấn đề này, TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, với tỷ lệ 30% tín dụng đen so với tín dụng chính thức này thì quy mô tín dụng đen ở Việt Nam rơi vào con số khoảng 50 tỷ USD, là một con số quá lớn.
Ông Thành đưa ra giải pháp: “Để hạn chế quy mô thị trường tín dụng đen, ngân hàng phải rút ngắn chi phí, tăng hiệu quả trong hoạt động cho vay và bộ phận giám sát rủi ro của ngân hàng phải hoạt động tích cực.
Điều này không đồng nghĩa với việc, ngân hàng nới lỏng điều kiện vay, ồ ạt cho vay để chạy đua với thị trường tín dụng phi chính thức, mà cần phải có quan tâm, phân tích đúng mức với các đối tượng khách hàng, làm sao chi phí quản trị giữ nguyên, tính an toàn của tín dụng cao mà tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn được đẩy mạnh”.
Theo VTCNews